Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Chế độ tai nạn lao động đang dần trở thành chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động sẽ được Luật Hùng Thắng phân tích trong bài viết dưới đây.

1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động: 

“ Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Xem thêm các chủ đề liên quan dưới đây:

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động vô hiệu

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

2. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động:

2.1. Từ người sử dụng lao động:

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động có trách  nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp: 

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết;

- Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính mình gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm khả năng lao động;

- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

2.2. Từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động:

Căn cứ vào tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động được hưởng các chế độ và mức hưởng khác nhau:

- Trợ cấp một lần

+ Áp dụng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

+ Suy giảm 5% hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

- Trợ cấp hàng tháng

+ Áp dụng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

+ Suy giảm 31% hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

- Trợ cấp phục vụ 

+ Áp dụng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần.

+ Ngoài mức hưởng quy định trợ cấp hàng tháng thì người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở

- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Áp dụng với người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

+ Áp dụng với người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi;

+ Được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày; 

+ Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

Trên đây là các mức hưởng chế độ tai nạn lao động xã hội. Trường hợp bạn đọc có vướng mắc hay cần hỗ trợ vấn đề pháp lý trong lĩnh vực lao động hoặc các lĩnh vực pháp lý khác, Luật Hùng Thắng sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất với mức chi phí phù hợp.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Hotline: 19000185 //  Email: info@luathungthang.com.


31/12/2020
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185