Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được hưởng chế độ gì không, mức hưởng trợ cấp? Ai là người có quyền được yêu cầu trợ cấp và hưởng trợ cấp, thủ tục hưởng trợ cấp như thế nào luôn là vấn đề được quan tâm trong quan hệ lao động. Luật sư Lao động – Công ty Luật Hùng Thắng tư vấn như sau:

Xem thêm các chủ đề liên quan dưới đây:

Chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động vô hiệu

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Vệ sinh an toàn lao động
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2. Nội dung

2.1 Mức hưởng trợ cấp bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điều 45, điều 46 Luật vệ sinh an toàn lao động thì được hưởng các chế độ trợ cấp sau đây:

- Trợ cấp từ người sử dụng lao động:

Khoản 4, khoản 5, Điều 38, Luật Vệ sinh an toàn lao động 2015 quy định như sau:

“4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng”;

Căn cứ quy định trên thì thân nhân người lao động được hưởng mức trợ cấp ít nhất bằng 30 tháng lương của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nếu trường hợp người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết không do lỗi của chính người lao động gây ra hoặc thân nhân người lao động bị chết được hưởng ít nhất bằng 40% mức quy định tại điểm b, khoản 4, điều 38 Luật Vệ sinh an toàn lao động.

- Trợ cấp từ bảo hiểm xã hội

Điều 53, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 quy định về mức trợ cấp cho người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  3. Người lao động bị chết trong thời gianđiều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động”.

Căn cứ quy định trên thì người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 45, điều 46 Luật vệ sinh an toàn lao động, bị chết trong thời gian điều trị lần đầu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chết trong thơi gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương cơ sở và được hưởng chế độ tử tuất theo luật bảo hiểm xã hội.

2.2 Hồ sơ hưởng trợ cấp khi người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ quy định tại điều 111, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng trợ cấp chế độ tử tuất gồm:

- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội;

+ Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:

+ Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

Trên đây là những quy định của pháp luật về mức hưởng  và hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp khi người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để được tư vấn cụ thể và giải đáp các vướng mắc pháp lý có liên quan đến tranh chấp lao động hoặc các vướng mắc pháp lý về lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Tĩnh, Hà Tĩnh.

Hotline: 19000185 //  Email: info@luathungthang.com.


05/02/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185