Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Nghị định 145/2020/NĐ-CP đưa ra hướng dẫn về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên. Vậy xử lý hợp đồng lao động vô hiệu được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

Một số chủ đề có thể bạn quan tâm:

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động vô hiệu

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động

1. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Theo quy định tại Điều 50 Bộ Luật lao động 2019, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là tòa án nhân dân.

2. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

Theo quy định tại khoản 1, Điều 51 Bộ Luật lao động 2019 được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như sau:

- Người lao động và người sử dụng lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật. 

- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động. 

- Nếu hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì xử lý như sau:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần cho đến khi chấm dứt hợp đồng được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc theo quy định pháp lut nếu không có thỏa ước lao động tập thể. 

+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

+ Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

- Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

3. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ 

Theo quy định tại khoản 2, Điều 51, Bộ Luật lao động 2019 được hướng dẫn bởi Điều 10, 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về xử lý khi hợp đồng vô hiệu toàn bộ như sau

3.1. Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

- Người lao động và người sử dụng lao động tiến hành ký lại hợp đồng theo đúng quy định pháp luật

- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khi ký lại hợp đồng được thực hiện như sau:

+ Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì thực hiện theo nội dung đó.

+  Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước thì thực hiện theo quy định pháp luật lao động. 

+ Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

- Nếu không ký lại hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ thì giải quyết như sau:

+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước thì thực hiện theo quy định pháp luật lao động.

+Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

3.2. Trường hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm

- Người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật.

- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động trong trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động nêu trên.

- Nếu hai bên không giao kết hợp đồng mới thì:

+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động trong trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động nêu trên;

+ Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu có.

- Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trên đây là bài viết Tư vấn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu. Việc hợp đồng lao động vô hiệu sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Vì vậy, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn về soạn thảo hợp đồng hãy liên hệ với chúng tôi. Với đội ngũ luật sư chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong tư vấn lao động sẽ đem lại cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp nhất, bảo đảm cao nhất quyền và lợi ích của khách hàng.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Hotline: 19000185

Email: info@luathungthang.com.







31/12/2020
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185