Người phạm tội bị kết án tử hình có được hưởng đặc xá không?
Những người phạm tội bị kết án tử hình bị xem là những tội phạm rất nguy hiểm và…
Khoản 1, Điều 3 Luật Đặc xá năm 2018 quy định: “Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”
Điều 22, Luật Đặc xá quy định: “Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù chung thân mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này.”
Như vậy, bên cạnh việc quyết định đặc xá vào những sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước thì Chủ tịch nước có thể quyết định đặc xá trong những trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của Đất nước.
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 23 Luật Đặc xá và điểm b, khoản 2, Mục III Hướng dẫn số 325/HĐTVĐX của Hội đồng tư vấn đặc xá về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN về Đặc xá năm 2016, cụ thể như sau:
Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt được Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện. Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với cả người nước ngoài theo quy định của Luật Đặc xá 2018 và những người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt cũng có những quyền và nghĩa vụ như người được đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.