Những Đặt Điểm Chung Của Luật Sư Giỏi Ngày Nay
Điều gì tạo nên một Luật sư giỏi? Những Đặc Điểm Chung Của Các Luật Sư Thành Côn…
M&A Là viết tắc của từ Mergers and Acquisitions (Mua bán và sáp nhập), là phương thức mà các tập đoàn thống nhất quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản trước đây chịu sự kiểm soát riêng biệt của một doanh nghiệp.
Sáp nhập hoặc mua lại là sự kết hợp của hai doanh nghiệp, trong đó một công ty bị tập đoàn khác kiểm soát hoàn toàn. Công ty ít quan trọng hơn mất đi bản sắc và trở thành một phần của tập đoàn quan trọng hơn, công ty vẫn giữ được bản sắc của mình. Việc sáp nhập sẽ dập tắt công ty được hợp nhất và công ty còn tồn tại sẽ thừa nhận tất cả các quyền, đặc quyền và nghĩa vụ của công ty được hợp nhất.
Trong luật cạnh tranh năm 2004 đã đề cập sáp nhập doanh nghiệp với tư cách là một dạng của tập trung kinh tế. Theo điều 17 của Luật này, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Sáp nhập doanh nghiệp cũng cần được phân biệt với liên doanh. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều các doanh nghiệp cùng góp một phần tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập công ty, doanh nghiệp.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ sau đây:
Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp