Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng kể từ ngày 20/11/202…
Theo đó, từ ngày 20/11/2024, việc áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam c…
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án chiếm đoạt tài sản, thường có sự nhầm lẫn trong việc định tội danh do dấu hiệu pháp lý giữa Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Theo điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015) và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Theo điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015) thì dễ bị nhầm lẫn là thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại tố người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội chỉ có hành vi gian dối đối với người bị hại để giãn nợ hoặc có hành vi gian dối để vay được tiền, tài sản hoặc có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho người đọc phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phân biêt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Giống nhau:
- Cả hai tội này đều là hành vi phạm tội “chiếm đoạt tài sản”. Đây là hành vi chiếm đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi cố ý chiếm giữ tài sản của người khác với mục đích chuyển quyền sở hữu về tài sản từ của người khác sang của mình.
- Chủ thể của cả hai tội là bất kỳ người nào, đủ độ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
- Đặc điểm tài sản được xác định tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu bất hợp pháp của người phạm tội.
- Mức xử phạt hành chính và xử phạt hình sự tùy theo tính nghiêm trọng, căn cứ theo Bộ Luật Hình sự để xử lý.
Khác nhau:
Nội dung | Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Tội lạm dụng tín dụng chiếm đoạt tài sản |
Khái niệm | Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, để cho họ nhầm tưởng và tự nguyện giao tài sản của mình. | Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm (trên cơ sở hợp đồng và sự tin tưởng nhân thân) của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. |
Quy định | Tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 | Tại điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 |
Gía trị tài sản để định tội | Tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng | Tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồn đến dưới 50.000.000 đồng |
Hình thức xử lý | Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm | Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm |
Thông tin liên hệ:
Công Ty Luật Hùng Thắng
Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công An, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185
Mail: info@luathungthang.com
Tham khảo thông tin liên quan:
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
- Lừa đảo bằng chuyển tiền quan ngân hàng
- Lừa đảo chiếm đoạt tiền qua ví điện tử
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao