Chủ đề liên quan

 Vốn đầu tư là gì?

Vốn đầu tư là gì ? Vốn đầu tư là số tiền vốn được huy động tập chung được sử dụn…

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu. Vậy khi đăng ký thương hiệu sẽ mất những loại chi phí nào? 

1. Phí đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu

Lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu được liệt kê chi tiết theo Thông tư 263/2016/TT-BKHCN Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 VNĐ/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 VNĐ (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 VNĐ/1 nhóm).
  • Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
  • Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.

2. Điều kiện đối với nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ

Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.”
Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện đối với nhãn hiệu:
“Nhãn hiệu được nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Khoản 2, Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt. Trong đó có trường hợp nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt khi không có “g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;”.

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (Địa chỉ: Số 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Bước 3: Cơ quan nhà nước tiến hành xử lý hồ sơ

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn. Sau khi tiếp nhận đơn, Chuyên viên của Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn)
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
  • Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Chuyên viên đánh giá khả năng được của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện, qua đó xác định phạm vi tương ứng.

Bước 4: Nhận quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

>>Xem thêm: Điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm


05/08/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185