Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi. Để đảm bảo cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường thì sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau.
1. Trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp
Trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp hoặc thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ dẫn đến thay đổi các thông tin trên con dấu doanh nghiệp, hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp,... Chính vì vậy mà sau khi thay đổi tên hoặc trụ sở doanh nghiệp cần phải lưu ý các vấn đề sau:
2. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ
Việc thay đổi vốn điều lệ có thể dẫn đến việc thay đổi mức thuế môn bài phải nộp của doanh nghiệp. Theo quy định về việc nộp thuế môn bài thì đối với những doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm, những doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống sẽ phải đóng thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm. Khi thay đổi mức vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý đến mức vốn điều lệ doanh nghiệp phải đóng theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh
Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề mới và chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Riêng đối với ngành nghề có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần lưu ý:
4. Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần phải thông báo về việc thay đổi với các đối tác, bạn hàng hoặc cơ quan nhà nước. Đối với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng. Một số trường hợp doanh nghiệp phải đổi các giấy phép con có thông tin của người đại diện như: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy phép kinh doanh lữ hành,…..
5. Trường hợp thay đổi thành viên công ty/cổ đông công ty
Đối với trường hợp thay đổi thành viên công ty, cổ đông công ty do chuyển nhượng thì doanh nghiệp cần lưu ý đến các thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế (chuyển nhượng ngang giá hoặc chuyển nhượng lỗ) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc bổ sung, cập nhật thông tin của các thành viên/cổ đông mới trong Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông công ty.
Trên đây là những lưu ý sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ công ty luật chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- Thủ tục thay đổi địa chỉ, trụ sở công ty
- Thủ tục thay đổi mẫu dấu công ty