Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi. Để đảm bảo cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường thì sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau.

1. Trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp

Trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp hoặc thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ dẫn đến thay đổi các thông tin trên con dấu doanh nghiệp, hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp,... Chính vì vậy mà sau khi thay đổi tên hoặc trụ sở doanh nghiệp cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Đối với con dấu công ty: Khi thay đổi tên doanh nghiệp hoặc trụ sở sẽ dẫn đến thay đổi con dấu vì vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục khắc lại con dấu của doanh nghiệp để tiếp tục sử dụng thay cho con dấu cũ.
  • Đối với hóa đơn doanh nghiệp: Trên hóa đơn của doanh nghiệp sẽ có thông tin về tên và trụ sở của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi thay đổi thông tin về tên hoặc trụ sở thì sẽ dẫn đến việc thay đổi mẫu hóa đơn. Đối với những hóa đơn cũ, nếu công ty có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì công ty đóng dấu mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn đồng thời doanh nghiệp cần gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế (theo khoản 1 mục IV Công văn số 2010/TCT-TVQT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC); Trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục dùng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.
  • Ngoài ra, việc thay đổi tên hoặc trụ sở công ty sẽ dẫn đến việc thay đổi thông tin trên các chứng từ, tài liệu, biển hiệu công ty. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần cập nhật lại nhưng thông tin thay đổi trên: biển hiệu công ty, website công ty, trên các giấy phép con của doanh nghiệp nếu có; cập nhật thông tin thay đổi với các cơ quan: thuế, bảo hiểm, ngàn hàng, chữ ký số, đối tác,….

2. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ

Việc thay đổi vốn điều lệ có thể dẫn đến việc thay đổi mức thuế môn bài phải nộp của doanh nghiệp. Theo quy định về việc nộp thuế môn bài thì đối với những doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm, những doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống sẽ phải đóng thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm. Khi thay đổi mức vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý đến mức vốn điều lệ doanh nghiệp phải đóng theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh

Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề mới và chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Riêng đối với ngành nghề có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, kinh doanh phòng khám chữa bệnh, kinh doanh lữ hành, kinh doanh sàn giao dịch bất động sản….

4. Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần phải thông báo về việc thay đổi với các đối tác, bạn hàng hoặc cơ quan nhà nước. Đối với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng. Một số trường hợp doanh nghiệp phải đổi các giấy phép con có thông tin của người đại diện như: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy phép kinh doanh lữ hành,…..

5. Trường hợp thay đổi thành viên công ty/cổ đông công ty

Đối với trường hợp thay đổi thành viên công ty, cổ đông công ty do chuyển nhượng thì doanh nghiệp cần lưu ý đến các thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế (chuyển nhượng ngang giá hoặc chuyển nhượng lỗ) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc bổ sung, cập nhật thông tin của các thành viên/cổ đông mới trong Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông công ty.

Trên đây là những lưu ý sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ công ty luật chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

- Thủ tục thay đổi tên công ty

- Thủ tục thay đổi địa chỉ, trụ sở công ty

- Thủ tục thay đổi mẫu dấu công ty

- Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty

- Xử lý hóa đơn trong trường hợp thay đổi thông tin công ty


20/07/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185