Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;
- Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;
- Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục pháp lý quan trọng trước khi thành lập một doanh nghiệp. Thủ tục thành lập công ty cổ phần bao gồm những bước gì, hồ sơ bao gồm những gì? Nộp ở đâu? Luật Hùng Thắng sẽ lý giải cho bạn thông qua bài viết sau đây.
Theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ đăng ký công ty Cổ phần bao gồm những giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp gồm những nội dung:
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
B1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
B2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký sẽ ghi vào Hệ thống thông tin về đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ.
B3: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nếu từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do vì sao hồ sơ bị từ chối.
Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Mọi thắc mắc liên quan tới thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần quý vị hãy liên lạc ngay tới công ty luật Hùng Thắng để được các chuyên viên luật, luật sư nhiều năm kinh nghiệm giải đáp.