Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Thành lập chi nhánh công ty được quy định như thế nào theo Luật doanh nghiệp 2020? Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh? Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Hùng Thắng sẽ giúp đỡ các bạn giải đáp những vướng mắc trên.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc mở rộng quy mô, thị trường, hoạt động kinh doanh là nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc thành lập chi nhánh công ty ngày càng trở lên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp thì:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”. Chi nhánh mặc dù được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân độc lập.
Thủ tục thành lập chi nhánh bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ trước khi thành lập chi nhánh
a) Các thông tin cần chuẩn bị khi thành lập chi nhánh:
“1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.”
b) Các giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị khi thành lập chi nhánh:
Bước 2: Hồ sơ thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhánh đặt trụ sở hoặc nộp qua mạng trên trang “Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp”.
Trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp online) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp bổ sung thông tin và nộp lại từ đầu.
Bước 4: Tiến hành công bố thông tin thành lập chinh nhánh
Theo quy định của pháp luật, sau khi thành lập chi nhánh phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Khắc dấu chi nhánh và Đăng tải mẫu dấu
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh cũng có quyền sử dụng con dấu riêng. Nội dung con dấu chi nhánh phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên chi nhánh và Mã số thuế của chi nhánh. Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành Thông báo mẫu dấu chi nhánh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng.
Có thể bạn cần biết
- 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới
- Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Tư vấn thành lập công ty Cổ phần
- Tư vấn thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Tư vấn thành lập công ty hợp danh
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thành lập văn phòng đại diện công ty
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
- Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Trong quá trình hoạt động của công ty, nếu bạn có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty để mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý thành lập chi nhánh cho công ty hoặc bạn cần tư vấn về những việc cần phải thực hiện sau khi thành lập chi nhánh công ty, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Hùng Thắng để được tư vấn, hỗ trợ.