Hiện nay để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có nhiều…
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, quy định về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân theo đúng pháp luật.
1. Quy định của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 188 Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu cong hiệu lực.
Giấy tờ chứng minh trụ sở doanh nghiệp không phải là chung cư hay tập thể;
Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ doanh nghiệp tư nhân;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa – Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngàylàm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Khắc dấu doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục sau khi thành lập
Sau khi có Mã số thuế, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu để sử dụng;
Các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp bao gồm: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp; đăng ký chữ ký số và hóa đơn điện tử; Nộp thuế môn bài và thực hiện kê khai thuế,….
3. Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp tư nhân
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tư nhân:
So với những loại hình doanh nghiệp khác thì cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân khá đơn giản và nhỏ gọn nên rất dễ quản lý và hoạt động;
Vì doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động quản lý, kinh doanh của công ty.
Việc chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình sẽ tạo được uy tín và sự tin tưởng đối với khách hàng và đối tác.
Vì mô hình doanh nghiệp tư nhân không có sự tham gia của các thành viên khác nên sẽ đảm bảo được sự bí mật trong hoạt động kinh doanh.
Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..