Quy định về giao thông trong hầm đường bộ
Những quy định về giao thông trong hầm đường bộ, trong quá trình tham gia giao t…
Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc TRỪ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm 2013;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp TRỪ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013.
Theo đó, nếu người lao động bị sa thải đáp ứng đủ các điều kiện trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Một số chủ đề có thể bạn quan tâm:
Thủ tục đăng ký nội quy lao động
Căn cứ theo Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
“ Điều 46. Trợ cấp thôi việc
Và Điều 34 quy định về Các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:
“ Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi hợp đồng chấm dứt theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động 2019. Còn khoản 8 Điều 34 lại quy định trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải lại không thuộc trường hợp được người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc.
Như vậy trường hợp người lao động bị sa thải sẽ KHÔNG được hưởng trợ cấp thôi việc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ Luật Lao động, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Theo đó, người lao động bị sa thải KHÔNG thuộc trường hợp hưởng trợ cấp mất việc làm.
Như vậy, trường hợp người lao động bị sa thải sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra sẽ được thanh toán tiền lương và được trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác có liên quan.
Trên đây là tư vấn về người lao động bị sa thai được hưởng những chế độ gì? Nếu còn gì vướng mắc cần tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm và chuyên môn của mình sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng một cách chuyên nghiệp, tận tâm, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của khách hàng.