Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Trong mọi mối quan hệ xã hội, nhất là đối với quan hệ lao động khi sức lao động được coi là một loại hàng hóa thì việc phát sinh tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Những quy định của BLLĐ 2019 về giải quyết tranh chấp lao động sẽ được Công ty Luật Hùng Thắng tư vấn cho quý vị trong bài viết dưới đây.

Chủ đề bạn cần quan tâm:

Hợp đồng lao động

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

Hợp đồng lao động vô hiệu

Chấm dứt hợp đồng lao động

1. Cơ sở pháp lý:

  • Bộ Luật Lao Động 2019

2. Nội dung:

2.1 Tranh chấp lao đông là gì?

Khoản 1, điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động”.

Ngoài tính kế thừa các quy định về tranh chấp lao động theo quy định của BLLĐ 2012 thì BLLĐ 2019 còn cụ thể hóa khái niệm về tranh chấp lao động đó là tranh chấp phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt quan hệ lao động, ngoài ra phạm vi tranh chấp lao động được mở rộng hơn các tranh chấp được coi là tranh chấp lao động là các tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Để phù hợp hơn với việc điều chỉnh loại hàng hóa đặc biệt là sức lao động trong tình hình hiện nay và nhằm bảo quyền và lợi ích cho người lao động và tổ chức kinh doanh, mở rộng thị trường lao động, phát triển khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động thì BLLĐ 2019 cụ thể hóa vào các đối tượng điều chỉnh là doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” của “người lao động thuê lại” theo đó quan hệ lao động mới được ghi nhận và bảo vệ từ đó quan hệ pháp luật tranh chấp lao động cá nhân mới được hình thành và được pháp luật bảo vệ là:

+ Quan hệ pháp luật tranh chấp lao động giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động;

Quan hệ pháp luật tranh chấp lao động người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trong quan hệ tranh chấp về quyền và lợi ích BLLĐ 2019 cũng ghi nhận và mở rộng hơn về chủ thể quan hệ một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động”Theo đó, ngoài tổ chức công đoàn như trước đây, người lao động khi bị vi phạm về quyền hoặc lợi ích thì có thể thông qua một hay nhiều tổ chức khác như tổ, đội, phân xưởng… để yêu cầu người sử dụng lao động hay tổ chức của người sử dụng lao động đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động.

2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Điều 180, BLLĐ 2019 quy định:

“Điều 180. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý”.

Việc giải quyết tranh chấp lao động luôn tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp có sự can thiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chỉ trong trường hợp có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc có sự đồng ý của các bên khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị giải quyết tranh chấp lao động.

Trên đây là những quy định của pháp luật về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Để bảo vệ quyền lợi cho mình trong việc giải quyết tranh chấp lao động, cần tư vấn cụ thể và giải đáp các vướng mắc có liên quan đến tranh chấp lao động hoặc các vướng mắc pháp lý về lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Hotline: 19000185 //  Email: info@luathungthang.com.


05/02/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185