Đặc xá trong những trường hợp đặc biệt
Việc đặc xá được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước nhân sự kiện trọng…
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục của pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011).
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực (Khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo 2018).
Những người đang bị kết án phạt tù mặc dù sẽ bị hạn chế một số quyền công dân nhưng họ vẫn được pháp luật ghi nhận quyền thực hiện khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện đặc xá của cơ quan Nhà nước. Cụ thể, Khoản 1 Điều 36 Luật Đặc xá 2018 quy định: “Người có đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc người đó có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu đưa vào danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.”
Khoản 5, Điều 13 Luật Đặc xá cũng ghi nhận khiếu nại, tố cáo việc thực hiện đặc xá của cơ quan Nhà nước là một trong những quyền của người được đề nghị đặc xá.
Bên cạnh việc quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện đặc xá thì pháp luật ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của người được đề nghị đặc xá cũng góp phần đảm bảo cho việc thực hiện đặc xá được diễn ra đúng với quy định của pháp luật, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, bảo đảm tính dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch.
- Người có đủ điều kiện được đặc xá theo quy định của pháp luật đã làm đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc việc người đó có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu đưa vào danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.
- Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại đến người có thẩm quyền quy định của pháp luật.
Điều 37 Luật Đặc xá 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong việc thực hiện đặc xá như sau:
Trình tự, thủ tục tố cáo việc thực hiện đặc xá được thực hiện theo Luật Tố cáo “Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện đặc xá. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo trong thực hiện đặc xá được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.” (Điều 36 Luật Đặc xá 2018).