Cắt điện không thông báo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cắt điện không thông báo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?Trường hợp nào đ…
Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) của mỗi người đều ghi dấu vết riêng và dị hình riêng, thường là nốt ruồi hoặc vết sẹo để làm đặc điểm nhân dạng. Vậy trường hợp tẩy nốt ruồi, xóa sẹo có phải làm lại CMND, CCCD không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này khi người dân không làm lại CCCD/CMND?
Theo khoản 2 Điều 3, Luật Căn cước công dân 2014:
2. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
Vậy thay đổi đặc điểm nhân dạng khi tẩy nốt ruồi trên mặt có cần làm lại CCCD không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23, Luật căn cước công dân 2014 quy định:
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp nốt ruồi trên mặt là đặc điểm nhân dạng của công dân, đã được ghi nhận trong thẻ Căn cước công dân thì khi công dân đi xóa nốt ruồi là đã thay đổi đặc điểm nhân dạng. Theo đó, công dân cần phải tiến hành thủ tục để làm lại thẻ Căn cước công dân của mình.
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP có 06 trường hợp người dân phải cấp đổi lại Chứng minh nhân dân, bao gồm:
Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Như vậy, người sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thuộc 1 trong các trường hợp trên đều phải thực hiện thủ tục cấp đổi. Nếu không thực hiện cấp đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định tại tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
[…]
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
[…]
Do đó, nếu thuộc một trong số 14 trường hợp đã nêu mà người dân không đổi sang thẻ CCCD thì người đó có thể bị phạt tiền từ 300.000đ đến 500.000 đồng.
Thủ tục làm lại thẻ Căn cước công dân sau khi thay đổi đặc điểm nhân dạng được thực hiện như sau:
Tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về thủ tục làm lại thẻ Căn cước công dân cụ thể:
Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ:
Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185
Email: info@luathungthang.com