Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Thành lập công ty được xem là một trong những bước đầu tiên để thực hiện công việc kinh doanh của các nhà khởi nghiệp. Vậy thủ tục thành lập công ty có khó không? Muốn thành lập công ty cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Trong bài viết này, Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý khi thành lập công ty.
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp, trong bài viết này Luật Hùng Thắng sẽ chia sẻ cho bạn về kinh nghiệm khi thành lập công ty và những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Để việc thành lập công ty được diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ thì bạn cần các yếu tố sau:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại hình công ty như sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm pháp lý khác nhau nên tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của từng nhà đầu tư mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.
Hiện nay, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần là những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất bởi tính ưu việt và sự linh hoạt của nó so với những loại hình doanh nghiệp còn lại.
Tên công ty được xem là dấu hiệu để nhận biết giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì bạn thể nghĩ đến việc đặt tên công ty. Vì theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 thì tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố là “Loại hình doanh nghiệp” và “Tên riêng”. Khi đặt tên doanh nghiệp các bạn cần lưu ý về các trường hợp bị cấm khi đặt tên doanh nghiệp và những trường hợp đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 38, Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020.
Kinh nghiệp đặt tên công ty thành công
Theo Điều 42 Luật doanh nghiệp thì trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Khi đặt trụ sở công ty, các bạn nên lựa chọn những địa chỉ rõ ràng và lưu ý không chọn đặt trụ sở công ty tại các chung cư hoặc tập thể.
Hiện nay, Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty nên tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích hay ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình một mức vốn phù hợp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định về thời hạn góp vốn của các cổ đông/thành viên và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Luật doanh nghiệp thì Doanh nghiệp được tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cầm. Tuy nhiên trước khi kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan Nhà nước quản lý và tùy từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh.
Người đại diện theo pháp luật là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà chức danh của người đại diện theo pháp luật có thể là: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị,….
Sau khi chuẩn bị xong các thông tin để thành lập công ty thì bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập công ty được thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách thành viên.
(4) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách thành viên.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng trên trang “Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp”.
Trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp online) và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Thành lập công ty là bước ngoặt quyết định tạo cơ hội phát triển kinh doanh cho các nhà khởi nghiệp. Tuy nhiên, thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng không phải là thủ tục hành chính quá đơn giản, vì vậy khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp nhiều bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Hy vọng với bài chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty này của Luật Hùng Thắng sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết và kiến thức pháp lý về việc thành lập công ty.
Nếu bạn vẫn còn vấn đề thắc mắc hoặc bạn cần tư vấn về thủ tục thành lập công ty, tư vấn thành lập doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Thắng. Các luật sư giỏi, am hiểu về luật doanh nghiệp, dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185
Email: info@luathungthang.com