Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Có thể nói, con dấu gắn liền với hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, nếu không may làm mất hoặc hỏng con dấu thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết này, Công ty Luật Hùng Thắng sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục làm lại con dấu công ty khi bị mất hoặc hỏng.
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện như sau:
Tuy nhiên, theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 thì thủ tục Thông báo mẫu dấu đã được hủy bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng con dấu. Chính vì vậy, kể từ thời điểm 01/01/2021, khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp khi làm lại con dấu không cần phải tiến hành thủ tục Thông báo mẫu dấu mới của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trình tự, thủ làm lại con dấu trong trường hợp bị mất, hư, hỏng được thực hiện như sau:
1. Đối với những doanh nghiệp được thành lập trước 01/07/2015, có con dấu do cơ quan công an cấp:
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành Thông báo về việc mất con dấu nên Cơ quan công an nơi đã cấp con dấu.
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, trong thời hạn 02 ngày kể từ khi phát hiện mất con dấu thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu. (khoản 7 điều 24 nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Bước 2: Doanh nghiệp liên hệ với cơ sở Khắc dấu để tiến hành làm con dấu mới theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng, nội dung và hình thức con dấu, đồng thời doanh nghiệp không cần phải thực hiện Thủ tục thông báo mẫu dấu mới trước khi sử dụng.
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả lại con dấu đã hư, hỏng cho Cơ quan công an nơi cấp con dấu.
Hồ sơ trả lại con dấu cho Cơ quan công an bao gồm:
Bước 2: Sau khi trả lại con dấu cho Cơ quan công an, doanh nghiệp liên hệ với cơ sở Khắc dấu để tiến hành làm con dấu mới theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
2. Đối với những doanh nghiệp được thành lập sau 01/07/2015 có con dấu được làm theo Luật doanh nghiệp 2014 bị mất hoặc hư, hỏng:
Trong trường hợp con dấu doanh nghiệp bị mất hoặc hư, hỏng, doanh nghiệp liên hệ với cơ sở Khắc dấu để tiến hành làm con dấu mới theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và không cần phải thông báo mẫu dấu mới cũng như trả lại con dấu cũ cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh.
Có thể bạn cần biết
- 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới
- Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Tư vấn thành lập công ty Cổ phần
- Tư vấn thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Tư vấn thành lập công ty hợp danh
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thành lập văn phòng đại diện công ty
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
- Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục làm lại con dấu công ty trong trường hợp con dấu công ty bị mất hoặc hư, hỏng mà doanh nghiệp cần phải biết. Mọi vấn đề liên quan đến thủ tục làm lại con dấu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: +(84) 2438 245 666 // Email: info@luathungthang.com.