Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Chi nhánh hay Văn phòng đại diện đều là những đơn vị phụ thuộc của công ty. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên thành lập chi nhánh hay mở Văn phòng đại diện để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Căn cứ pháp lý theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp sẽ cung cấp cho bạn thông tin về sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện để giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Nội dung tư vấn luật doanh nghiệp như sau:

1. Quy định của Luật doanh nghiệp về Chi nhánh và Văn phòng đại diện

Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính (Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2020).

Như vậy, có thể thấy Chi nhánh và Văn phòng đại diện đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được thành lập để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa Chi nhánh và Văn phòng đại diện lại có những điểm giống và khác nhau nhất định.

2. Những điểm giống nhau giữa Chi nhánh công ty và Văn phòng đại diện
  • Văn phòng đại diện và chi nhánh đều là đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong cùng tỉnh thành, trong nước cũng như nước ngoài.
  • Văn phòng đại diện và chi nhánh đều hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó, được sự ủy quyền của người đứng đầu tổ chức hay chủ doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch của văn phòng đại diện và chi nhánh
3. Những điểm khác nhau giữa Chi nhánh công ty và Văn phòng đại diện
  • Chi nhánh: Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chính vì vậy, chi nhánh phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế như công ty (trừ chi nhánh phụ thuộc không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm). Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh. Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập
  • Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện thì có chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền,lợi ích đó; là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ. Văn phòng đại diện không được phép kinh doanh. Văn phòng đại diện kê khai thuế tập trung theo Công ty nên phải lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc.
4. Nên thành lập Chi nhánh hay Văn phòng đại diện

Việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. 

  • Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động, sản xuất kinh doanh sang các địa phương khác thì nên thành lập Chi nhánh. Vì chi nhánh được đăng ký ngành nghề kinh doanh giống công ty mẹ và được thực hiện đầy đủ chức năng kinh doanh.
  • Nếu doanh nghiệp chỉ có nhu cầu thành lập một địa chỉ hợp pháp cho một người đại diện để tiện giao dịch tại các địa phương khác với nơi đặt trụ sở chính của công ty. Mọi hoạt động như kê khai thuế, phát hành hóa đơn vẫn kê khai và báo cáo ở nơi công ty đăng ký kinh doanh thì có thể lựa chọn thành lập Văn phòng đại diện.

Trên đây là những quy định của Luật Doanh nghiệp về những điểm giống và khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Cùng tìm hiểu thêm các chủ đề bên dưới:


02/03/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185