Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Trụ sở công ty có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây sẽ là nơi hoạt động kinh doanh, lưu giữ thông tin, điểm kết nối liên lạc giữa doanh nghiệp với khách hàng và các cơ quan nhà nước... Vì vậy, lựa chọn trụ sở công ty thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Công ty Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho bạn quy định của pháp luật về trụ sở công ty và những lưu ý khi đặt trụ sở công ty.
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.
Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Như vậy, Luật doanh nghiệp quy định địa chỉ trụ sở chính của công ty được xác định theo địa giới hành chính gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, đối với việc lựa chọn trụ sở, doanh nghiệp cần lưu ý là phải chọn địa chỉ rõ ràng, có giấy tờ hợp pháp để chứng minh địa chỉ đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (ví dụ: Giấy tờ đất, hợp đồng thuê/ hợp đồng mượn địa chỉ để kinh doanh,…). Đặc biệt, theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm có ghi rõ cấm “Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;”. Do vậy, đối với những chung cư hoặc nhà tập thể chỉ có chức năng để ở, doanh nghiệp không được phép đăng ký làm trụ sở công ty.
Theo quy định pháp luật doanh nghiệp công ty có nghĩa vụ gắn biển hiệu công ty tại trụ sở chính. Biển hiệu công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, mã số thuế công ty, địa chỉ trụ sở chính. Theo các quy định của pháp luật, việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Vì thế, theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ - CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau: “c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;” và biện pháp khắc phục là “Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;”
Trụ sở doanh nghiệp được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, biển hiệu công ty, hóa đơn và một số tài liệu giấy tờ khác. Việc lựa chọn trụ sở chính không những thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của công ty mà còn giúp công ty có sự ổn định lâu dài. Vì khi công ty thay đổi trụ sở chính đồng nghĩa phát sinh thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp thay đổi khác quận, khác tỉnh còn phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế mới có thể thay đổi trụ sở công ty.