Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt dành cho các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ, những ngành nghề truyền thống. Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung tư vấn pháp luật
Quyền thành lập hộ kinh doanh của cá nhân được quy định tại:
Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định của Nghị định 01/2012/NĐ-CP thì thủ tục thành lập hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Công việc phải làm sau khi thành lập hộ kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh liên hệ với Cơ quan thuế để xin cấp Giấy chứng nhận Mã số thuế cho hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Công ty Luật Hùng Thắng:
Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại công ty chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:
Có thể bạn chưa biết về luật doanh nghiệp:
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185
Email: info@luathungthang.com