Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy tờ pháp lý được cấp cho doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty. Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với nhu cầu thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp cũng sẽ có những thay đổi nhất định liên quan đến đăng ký kinh doanh.
Giấy phép đăng ký kinh doanh hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy tờ pháp lý được Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp thì Giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm những nội dung sau:
Trên Giấy phép kinh doanh ghi nhận những thông tin về doanh nghiệp, vì vậy khi doanh nghiệp có những thay đổi về thông tin hiển thị trên giấy phép kinh doanh thì đều phải tiến hành Đăng ký thay đổi nội dung Đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
Những thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh thường gặp như:
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, Điều 31 Luật doanh nghiệp thì khi thay đổi những nội dung sau doanh nghiệp phải thực hiện Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN với Cơ quan đăng ký kinh doanh:
“1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.”
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc những nội dung thay đổi trên giấy phép kinh doanh mà bạn phải chuẩn bị những hồ sơ khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả là Giấy phép đăng ký kinh doanh mới
Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ được chấp nhận hợp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh đổi trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn thành việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh
Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi dấu công ty.