Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Đặc xá không chỉ là chính sách khoan hồng mà Đảng và Nhà nước ta giành cho những người phạm tội mà nó còn thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy thực hiện quyết định đặc xá được xem là trách nhiệm của cơ quan nhà nước và toàn xã hội. Điều này cũng đã được ghi nhận cụ thể trong Luật Đặc xá năm 2018.

Tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan:

+ Luật sư tư vấn xin tại ngoại

+ Tư vấn Đặc xá

+ Tư vấn Án treo

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đặc xá năm 2018
  • Nghị định 52/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá

2. Nội dung

Theo quy định của Luật Đặc xá 2018 thì việc đặc xá được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau:

  • Chủ tịch nước;
  • Phó Thủ tướng Chính phủ;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Bộ Công an;
  • Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Tư pháp;
  • Bộ Ngoại giao;
  • Văn phòng Chính phủ;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.

Luật Đặc xá 2018 cũng dành cả Chương 4 để quy định cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện đặc xá như sau:

- Trách nhiệm của Chính phủ: 

  • Đề nghị Chủ tịch nước đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt.
  • Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, mục đích và nội dung của hoạt động đặc xá.
  • Chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan khác của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện đặc xá theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của Văn phòng Chủ tịch nước

  • Rà soát, kiểm tra danh sách, hồ sơ những người được Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc Chính phủ đề nghị, trình Chủ tịch nước quyết định.
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá.
  • Thực hiện nhiệm vụ khác về đặc xá được Chủ tịch nước giao.

- Trách nhiệm của Bộ Công an

  • Chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động đặc xá tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện việc lập danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá theo quy định của pháp luật.
  • Chỉ đạo công an các cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ người được đặc xá trở về địa phương, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật.

- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

  • Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc lập danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao

  • Phối hợp với Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động đặc xá.
  • Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực lập danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

  • Trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Khi xét thấy cần thiết, trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quy định của Luật Đặc xá.
  • Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu thực hiện kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu.
  • Thực hiện, hướng dẫn việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị khi kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

  • Chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự khu vực trong việc: a) Cung cấp thông tin, giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá; b) Nhận, chuyển giao giấy tờ, tiền, tài sản mà người phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác đã nộp.
  • Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, tổ chức khác thực hiện các hoạt động khác liên quan đến công tác đặc xá theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

  • Đề xuất Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá cho đối tượng là người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
  • Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện tuyên truyền đối ngoại về công tác đặc xá; phối hợp thực hiện Quyết định đặc xá đối với người được đặc xá là người nước ngoài và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến công tác đặc xá theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan

  • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá.
  • Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nhân thân; cấp giấy chứng nhận, xác nhận về việc chấp hành chính sách, pháp luật, hoàn cảnh gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu cần thiết khác của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.
  • Tiếp nhận, giúp đỡ người được đặc xá trở về hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật.

- Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

  • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá.
  • Phối hợp với chính quyền địa phương giúp đỡ người được đặc xá trở về hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật
  • Giám sát việc thực hiện pháp luật về đặc xá theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc quy định về trách nhiệm của các cơ nhà nước trong việc thực hiện đặc xá thì mỗi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội cũng phải có trách nhiệm trong công cuộc này. Bởi lẽ, người Việt Nam ta vốn có truyền thống bao dung: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Việc đặc xá tha tù trước thời hạn đã thể hiện tính nhân văn của Đảng, Nhà nước ta, thì việc tiếp nhận những người được đặc xá, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng lại là trách nhiệm của toàn xã hội. Các tổ chức, đoàn thể cũng phải chung tay, giúp sức để tạo ra sức mạnh cộng đồng trong việc giúp đỡ những người được đặc xá. Bản thân mỗi người được đặc xá cũng cần phải nhận thức rõ tính nhân văn, nhân đạo trong thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, từ đó xây dựng niềm tin vào cộng đồng, quyết tâm bỏ đường tối, tìm đường sáng. Làm tốt những vấn đề trên không những giúp cho công tác đặc xá được thực hiện triệt để, hiệu quả mà còn tạo ra nền tảng để xây dựng xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn.

Trên đây là những quy định về trách nhiệm thực hiện đặc xá của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc về vấn đề này, hoặc bạn cần tư vấn về thủ tục xin đặc xá, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Hùng Thắng để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Điện thoại: +(84) 2438 245 666  //  Email: info@luathungthang.com




08/01/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185