Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng kể từ ngày 20/11/202…
Theo đó, từ ngày 20/11/2024, việc áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam c…
Khi trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng đăng ký hoạt động của doanh nghiệp thay vì làm thủ tục giải thể doanh nghiệp. Dưới đây là toàn bộ quy định về hướng dẫn thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp áp dụng năm 2021.
Trình tự thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và gửi thông báo
Doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Bước 2: Xác nhận hồ sơ đăng ký
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách thức thực hiện như sau: Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở địa điểm kinh doanh hoặc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử.
Bước 3: Kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động.
>> Có thể bạn quan tâm: Thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh có cần kê khai nộp thuế không?