Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Việc đăng ký thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp từ ngày 01/01/2021 sẽ được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Vậy trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 như thế nào? 

1. Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Bạn có thể tải Nghị định 01/2021/NĐ-CP tại đây


2. Thủ tục thành lập công ty

Trình tự, thủ tục thành lập công ty được quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký mới, người thành lập công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau đây là các thông tin công ty cần biết trong quá trình chuẩn bị hồ sơ

a. Xác định loại hình doanh nghiệp

Có rất nhiều các loại hình công ty - doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của từng loại hình công ty - doanh nghiệp, từ đó lựa chọn để phù hợp với tầm nhìn phát triển của công ty.

Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

b. Đặt tên công ty & địa chị trụ sở giao dịch

Sau khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên công ty/doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở giao dịch. Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký (trừ những tên của doanh nghiệp đã giải thể hoặc toà án tuyên bố phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp)

Đặt tên công ty phù hợp khi thành lập công ty khởi nghiệp có thể có tác động đáng kể đến thành công của bạn. Đặt tên công ty sai có thể không kết nối được với khách hàng, nó cũng có thể dẫn đến những trở ngại kinh doanh và pháp lý không thể vượt qua sau này.

Ngược lại, việc chọn một cái tên công ty rõ ràng và mạnh mẽ cho doanh nghiệp, nó có thể cực kỳ hữu ích trong nỗ lực tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn về sau.

 

c. Đăng ký vốn điều lệ

Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty

d. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty

Giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất. Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

c. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo điều 7 của luật doanh nghiệp)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:

  • Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Qua dịch vụ bưu chính;
  • Qua mạng thông tin điện tử.

Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Trên đây là những quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc bạn cần tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ công ty Luật Hùng Thắng để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

 

Những điều cần lưu ý trước khi thành lập công ty là gì?

 

Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp

  • Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký);
  • Thuế giá trị gia tăng VAT (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty);
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
  • Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).

Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế

  • Đối với thuế môn bài: Căn cứ Nghị định số Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì doanh nghiệp thành lập năm 2021 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.
  • Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
  • Trong năm 2021 khi doanh nghiệp thành lập công ty cũng đồng thời thành lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty trên toàn quốc cũng được miễn thuế môn bài cho các đơn vị trực thuộc này.
  • Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
    • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
    • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
    • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
    • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;
  • Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai
    • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
    • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
    • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
    • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
  • Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).
  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.
  • Tuy nhiên, năm 2021 Chính phủ có áp dụng hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc gia hạn thời hạn nộp các loại thuế theo các thời hạn nhất định.

Những lưu ý về kê khai thuế khi mới thành lập công ty

  • Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
  • Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.

Thuế VAT Là Gì? Các Đối Tượng Chịu Thuế GTTT
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

 

Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty là gì?

 

Các thủ tục sau khi thành lập công ty mới là gì?

Doanh nghiệp cần làm những gì sau khi đã nhận được đăng ký kinh doanh? Các thủ tục phải thực hiện và thời hạn thực hiên theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 sau khi có đăng ký kinh doanh như sau:

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp 

Theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và buộc phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.

2. Khắc dấu con dấu công ty

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, con dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 lại không còn quy định về việc Thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng nên doanh nghiệp sau khi làm con dấu có thể sử dụng luôn mà không cần phải Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh

3. Làm biển công ty và treo tại trụ sở

Sau khi thành lập, Doanh nghiệp phải tiến hành làm biển công ty và gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có). Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định. Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể hình thức và nội dung của biển công ty, tuy nhiên các doanh nghiệp thường lựa chọn biển có các nội dung sau: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, mã số thuế/mã số doanh nghiệp, logo công ty, số điện thoại, Website, email (nếu có),….

4. Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế ban đầu

Theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, kể từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng. Chính vì vậy mà việc đăng ký sử dụng chữ ký số là việc làm rất cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp. Chữ ký số được hiểu là một thiết bị kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử; ký email, văn bản điện tử hoặc đăng ký giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Đây được xem là thiết bị không thể thiếu để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai thuế.

5. Mở tài khoản ngân hàng và Đăng ký nộp thuế điện tử

Cũng giống như cá nhân, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có tài khoản riêng để thực hiện các giao dịch mang tên doanh nghiệp, vì theo quy định của Luật Thuế, đối với những hợp đồng có giá trị từ 20.000.000 trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thanh toán/nhận thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tài khoản ngân hàng để nộp thuế điện tử cho công ty. Vì vậy, sau khi thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

6. Đăng ký sử dụng hóa đơn

Trong trường hợp Doanh nghiệp mới thành lập và đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ và đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định thì sẽ được đăng ký sử dụng hóa đơn. Hiện nay, có 2 loại hóa đơn chính đó là hóa đơn giấy (hóa đơn đặt in) và hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018, việc thực hiện hóa đơn điện tử sẽ phải thực hiện đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

7. Thực hiện góp vốn theo cam kết

Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định về thời hạn góp vốn đối với mỗi loại hình doanh nghiệp 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn kể trên và doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải tiến hành thủ tục thay đổi vốn điều lệ theo đúng số vốn thực tế đã góp. Trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã đăng ký, doanh nghiệp bị phạt từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH hai thành viên (sau đây gọi tắt là công ty TNHH 2 TV) trở lên, hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác.

8. Dịch vụ thành lập công ty tại Luật Hùng Thắng trọn gói là bao nhiêu

Chúng tôi cung cấp nhiều gói dịch vụ tư vấn thành lập công ty khác nhau, vui lòng truy cập vào bảng giá dịch vụ tại công ty Luật Hùng Thắng để biết thêm thông tin. Chi tiết vui lòng tham khảo thêm tại Bảng Giá Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư Tại Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư Tại Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Hotline: 19000185

Email: info@luathungthang.com


02/03/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185